Bén duyên với nấm sò

Từng sang Israel làm thực tập sinh, tận mắt chứng kiến nền nông nghiệp công nghệ cao, chàng trai người Quảng Trị về lại quê hương mở trại trồng nấm sò.
Trang trại nấm sò là tâm huyết của Trần Văn Phúc sau thời gian học tập trong nước và Israel 
 /// Ảnh: Nguyễn Phúc
Trang trại nấm sò là tâm huyết của Trần Văn Phúc sau thời gian học tập trong nước và Israel
ẢNH: NGUYỄN PHÚC
Đi Israel làm… nông dânTrần Văn Phúc (25 tuổi) ở thôn Lan Đình, xã Gio Phong, H.Gio Linh, Quảng Trị từng theo học ngành công nghệ sinh học tại một trường cao đẳng ở Đà Nẵng. Đến năm cuối, Phúc cùng 17 sinh viên của trường hội đủ tiêu chuẩn để tham gia chương trình liên kết đào tạo của trường với 1 đơn vị ở Israel, chuyên về nông nghiệp.
Ba mẹ Phúc quyết định “đầu tư” 30 triệu đồng cho Phúc làm lộ phí sang đất nước nổi tiếng với nền nông nghiệp công nghệ cao để làm thực tập sinh. “Nói là thực tập sinh nhưng thực tế mình đã có những trải nghiệm với nông nghiệp ở Israel khi vừa học vừa làm, như một nông dân thực thụ”, Phúc nói.
Phúc kể, anh được đưa đến một nơi như hoang mạc, mỗi tuần chỉ đi học lý thuyết vào thứ hai, thứ ba, toàn bộ thời gian còn lại đều ra thực địa, chủ yếu là tại các vườn rau, cà chua... “Họ làm nông nghiệp nhưng ở một… đẳng cấp khác. Tại các vườn cây, cái gì cũng tự động và sự can thiệp của con người rất ít. Ngoài ra, do phát triển theo hướng hữu cơ nên họ rất hạn chế sử dụng các loại phân hóa học…”, Phúc kể về những trải nghiệm của mình ở một đất nước xa xôi.
Một ngày ra vườn cây, anh được trả “lương” quy ra tiền VN là 1 triệu đồng. Sau gần 1 năm mải miết thu lượm kiến thức nông nghiệp ở nước bạn, ngoài khoản tiền 30 triệu đồng của ba mẹ lúc lên đường, Phúc còn lận lưng được hơn trăm triệu đồng.
Dựng trại nấm ở quê nhàTrở về quê, nhận bằng tốt nghiệp, sau quãng thời gian học tập bổ ích, Phúc không chọn những loại cây trái từ Israel để mang về VN khởi nghiệp, mà “bén duyên” với một loại nông sản gần gũi với người Việt hơn, đó là nấm sò. “Mình học cách họ làm nông, sử dụng công nghệ ra sao chứ bê nguyên cây cỏ bên đó về thì chắc… thua. Vì điều kiện thời tiết mình khác, công nghệ mình cũng không bằng, nếu muốn làm y như vậy thì vốn không có”, Phúc giảng giải.
Phúc đã vét túi khoản tiền tích góp và mượn thêm anh chị để đầu tư hơn 200 triệu đồng xây dựng trại nấm. Nhưng “đời không là mơ”, 3 “lứa” đầu, do còn non kinh nghiệm và điều kiện địa phương côn trùng nhiều nên Phúc gặp thất bại liên tiếp. “Phải vận dụng rất nhiều kiến thức đã thu lượm được hồi đi học và tham vấn ý kiến của các thầy trong trường, đến giữa năm 2017 mọi thứ mới đi vào ổn định”, Phúc nói.
Hiện nay, mỗi vụ Phúc làm trên dưới 5.000 bịch nấm sò, chỉ sau 40 ngày là cho thu hoạch. Theo Phúc, việc thu nhiều hay ít nấm hằng ngày là do mình tự điều chỉnh, nhưng bình quân anh thu 20 kg/ngày, nếu là ngày rằm thì thu gấp đôi. Thu đến khi bịch nấm đen thì bỏ và làm vụ khác.
Chia sẻ về nghiệp trồng nấm, Phúc nói việc này khó mà dễ, cần người tỉ mỉ một tí chứ lơ là thì đi tong cả vụ. Chính vì phải “tỉ mỉ” nên Phúc hầu như chẳng đi đâu mà chỉ quẩn quanh ở trại nấm của mình.
Dù sống ở nông thôn và làm nông nhưng Phúc là một chàng trai có vẻ ngoài rất thành thị với mái tóc bồng bềnh và cơ bắp cuồn cuộn. “Em mê đá bóng và tập gym. Nhưng từ dạo về quê, thay vì đá bóng ở sân cỏ nhân tạo thì em đá ở sân bóng của làng. Còn tập gym, thay vì đến phòng tập thì em tự đúc tạ bằng xi măng để tập tại nhà…”, Phúc nói.


Giá mới: 2000­đ
Giá cũ: 3000đ
Giá mới: 550,00­đ
Giá cũ: 800,000đ


Giá mới: 120,000­đ
Giá cũ: 150,000đ
Giá mới: 1,850,000­đ
Giá cũ: 2,350,000đ

Giá mới: 380,000­đ
Giá cũ: 450,000đ

Comments

Popular posts from this blog

Vật tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Máng tưới, giá để cây cũng phải nhập khẩu

DN loay hoay với bộ tiêu chí xác định dự án nông nghiệp công nghệ cao

Xây dựng mô hình 6000m2 trồng cà chua công nghệ cao tại Cẩm Mỹ