Posts

Showing posts from July, 2017

Nông nghiệp công nghệ cao: 'Mở khóa' giá trị vùng đất khó

Image
HKM FARM | http://hmkfarm.com/ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, khi dự Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp Nông nghiệp Việt Nam tháng 12/2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định: “Khi cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra quyết liệt trên toàn cầu, thì cùng với công nghệ thông tin và du lịch, nông nghiệp công nghệ cao là một trong ba thế mạnh của Việt Nam”. Trồng mướp đắng tại vùng sản xuất rau an toàn Ninh Đông, thị xã Ninh Hòa - nơi đang xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN Sau đó, Chính phủ đã đưa có gói tín dụng ưu đãi lãi suất lên tới 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp sạch. Tuy nhiên số lượng các dự án và doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến thực hiện đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao trong nửa đầu năm 2017 vẫn còn hạn chế. Bên cạnh những thương hiệu như Vineco, HAGL, TH, Vinamilk, cũng đã xuất hiện những tên tuổi mới như Công ty CIC với hơn 1.000ha trồng ca cao ứng dụng toàn bộ hệ thống tưới nhỏ g

Còn nhiều khó khăn trong tích tụ ruộng đất

Image
HKM FARM |  Hệ thống tưới nhỏ giọt "Tích tụ ruộng đất là một chủ trương lớn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Bình quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện bộc lộ nhiều khó khăn".- Đó là kết luận tại buổi UBND tỉnh làm việc với Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về khảo sát mô hình tích tụ ruộng đất tập trung tại Thái Bình. Theo đó, Thái Bình có 3.105,7ha đất nông nghiệp được DN, nông dân thực hiện tích tụ để sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong đó có 37 DN thực hiện tích tụ. Diện tích đất tích tụ có từ 10ha trở lên là trên 1.800ha. Có ba hình thức tích tụ: Thuê đất của nông dân (chiếm 97% diện tích đã thực hiện tích tụ), nông dân góp quyền sử dụng đất vào hợp tác xã, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Các mô hình này đều được đánh giá hiệu quả cao hơn so với sản xuất nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, Thái Bình cũng đang tích cực xây dựng các mô hình liên kết với nông dân để sản xuất quy mô lớn theo mô hình cánh đồng mẫu. T

"Đỏ mắt" tìm “nông dân trí thức” làm nông nghiệp công nghệ cao

Image
HKM FARM |  Hệ thống tưới nhỏ giọt Dù đã tuyển dụng đầu vào là kỹ sư sản xuất nông nghiệp, nhưng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao vẫn phải đầu tư hàng tỷ đồng để đào tạo lại Đào tạo từ “số 0” Ông Võ Quan Huy - Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, Mỹ Bình, xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa (Long An) trăn trở: “Chúng tôi đang thiếu cả nhân lực phổ thông và trí thức. Với những doanh nghiệp lực lớn, nguồn tài chính dồi dào họ có thể thuê chuyên gia, hoặc người lao động nước ngoài. Nhưng với những doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi khá vất vả. Như kỹ sư ra trường, tuyển được vào rồi, phảỉ đào tạo lại hoàn toàn vì chương trình học trong nhà trường không khớp với thực tế”.   Nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những rào cản trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao.  Ảnh: IT  Năm 2017, Bộ NNPTNT đặt ra mục tiêu hoàn thành kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho hơn 290.000 người, trong đó đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là hơn 210.000 người; đào tạo trình độ tru

Sơn La đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Image
HKM FARM |  Hệ thống tưới nhỏ giọt Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Văn Tùng cùng đoàn công tác của Bộ KH&CN mới đây đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Sơn La. Tại buổi làm việc, ông Lò Minh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La - cho biết; trong thời gian tới Sơn La sẽ đẩy mạnh áp dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng và phát triển theo chuỗi, chú trọng khai thác lợi nhuận từ sản xuất đến chế biến sâu đối với các sản phẩm nông sản. Để triển khai tốt hướng đi này, ông Lò Minh Hùng cũng đề xuất Bộ KH&CN hỗ trợ địa phương bằng các chương trình nghiên cứu chuyển giao công nghệ chế biến, bảo quản các sản phẩm có định hướng xuất khẩu và phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Thứ trưởng Trần Văn Tùng bày tỏ sự đồng tình cao với định hướng phát triển KH&CN của tỉnh Sơn La trong việc ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trong đó đặc biệt chú trọng việc đưa công nghệ sinh học đi vào các kh

Nghiên cứu mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc trong nhà màng cải tiến tại Vĩnh Phúc

Image
HKM FARM |  Hệ thống tưới nhỏ giọt (VTC News) - Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc trong nhà màng cải tiến chính là đề tài nghiên cứu của Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Vĩnh Phúc thực hiện năm 2017. Theo đó, trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Vĩnh Phúc đã tiến hành trồng thử nghiệm giống dưa lê Hàn Quốc trong nhà màng cải tiến để cho ra một loại dưa có chất lượng tốt, ngon, sạch đảm bảo yêu cầu cao của thị trường. Mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc trong nhà màng cải tiến tại Vĩnh Phúc Nhà màng cải tiến được sử dụng để trồng dưa lưới theo thử nghiệm của Vĩnh Phúc xung quanh có lưới ngăn côn trùng, mái che bằng nilon chuyên dụng, độ mở mái 1,4 m, có khả năng che mưa, gió. Người vào vườn trước hết phải đi qua hệ thống cửa độc lập ngăn côn trùng rồi mới qua cửa thông vào vườn. Từng cây dưa được trồng trong các chậu giá thể, nền đặt chậu trồng cây được chải một lớp cát dày sau đó lót bạt nên cây không trực tiếp tiếp đất. Việc bón phân kết hợp với việc tưới nước cho cây đ

Long An phát triển vùng thanh long ứng dụng công nghệ cao

Image
HKM FARM |  Hệ thống tưới nhỏ giọt Tỉnh Long An xác định cây thanh long là một trong những cây nông nghiệp chủ lực của địa phương chỉ đứng sau cây lúa. Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Thanh niên. Giá trị xuất khẩu hàng năm của thanh long khoảng 40 triệu USD, giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động ở địa phương. Tỉnh Long An đang thực hiện nhiều giải pháp xây dựng, phát triển vùng thanh long bền vững, theo hướng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với diện tích khoảng 2.000 ha thanh long chất lượng đáp ứng nhu cầu của các thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…; trong đó, huyện Châu Thành được tỉnh chọn là vùng trọng điểm phát triển cây thanh long có giá trị kinh tế cao. Huyện Châu Thành hiện có hơn 7.500 ha cây thanh long chiếm hơn 80% diện tích cây thanh long của tỉnh Long An. Sản lượng thanh long của huyện Châu Thành mỗi năm trên 140.000 tấn; trong đó, phần lớn diện tích thanh long nông dân đã thực hiện biện pháp khoa học kỹ thuật là xông đèn cho thanh long

GTNfoods: Cam kết đầu tư hàng trăm tỷ vào vùng kinh tế Sơn la – Mộc Châu

Image
HKM FARM |  Hệ thống tưới nhỏ giọt Ngày 16-17/7/2017 vừa qua tại Huyện Mộc Châu, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Sơn La đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La năm 2017. Hội nghị vinh dự đươc Thủ tướng Chính Phủ chủ trì và chỉ đạo hội nghị, bên cạnh đó có sự tham gia của nhiều đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại biểu các bộ ban ngành trung ương, các tỉnh thành phố, nhà tài trợ ODA, nhà đầu tư, các ngân hàng thương mại, tập đoàn kinh tế..., Tham gia Hội nghị xúc tiến đầu tư Sơn La lần này, Vinatea và Mocchaumilk chính là những đơn vị vinh dự nhận được sự quan tâm và được hội nghị tham quan, chỉ đạo, khảo sát đầu tư. Báo cáo tại Hội nghị, Đại diện Tập đoàn GTNFoods cho biết: Tập đoàn GTNfoods là doanh nghiệp đã đầu tư tại Mộc Châu-Sơn La với tổng giá trị tài sản các đơn vị sản xuất hơn 1.500 tỉ đồng, đồng thời, tập đoàn tiếp tục cam kết đầu tư thông qua đơn vị thành viên là Vinatea với tổng giá trị 300 tỉ đồng và Mocchaumilk 510 tỷ đồng. GTNFoods và các đơn vị thành

Trồng rau treo thẳng thu tiền tỷ

Image
HKM FARM |  Hệ thống tưới nhỏ giọt TP - Cả chục loại rau, quả trồng trong nhà kính theo kỹ thuật treo thẳng tại vườn rau của anh Nguyễn Định (phường 8, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) đều cho năng suất, chất lượng cao. Khu vườn độc đáo này đã trở thành điểm tham quan, mua rau quả làm quà tặng ưa thích của đông đảo du khách. Anh Định trong vườn dưa pepino treo cao. Thu tiền tỷ sau những 'bầm dập' Thu tiền tỷ từ rau thủy canh Ngư dân thu tiền tỷ từ cá hố Tẩy độc cho đất Rời trường đại học với tấm bằng kỹ sư nông nghiệp, Nguyễn Định (sinh năm 1986) xin vào làm việc tại một số doanh nghiệp trong và ngoài nước ở TPHCM. Sau khi tích lũy thêm kiến thức và đúc rút được nhiều kinh nghiệm, Định trở về thành phố Đà Lạt bàn với gia đình áp dụng kỹ thuật trồng rau treo thẳng đứng của Israel. Để áp dụng công nghệ này, gia đình Định phải tiến hành xây dựng nhà kính với quạt thông gió, lưới ngăn nắng, hệ thống tưới nước phun sương và nhỏ giọt… với vốn đầu tư lên đến 200 triệu

6 mẹo đuổi sâu bọ, cây sai trái của các chủ vườn nhà phố

Image
HKM FARM |  Hệ thống tưới nhỏ giọt Nhiều chủ vườn ở Hà Nội, Sài Gòn treo... đĩa CD, túi nilon để đuổi chim, ruồi vàng ăn quả. 1. Bình nhựa tưới nước tự động Ảnh:  Ban Mai. Khi chưa có điều kiện lắp các thiết bị tưới hẹn giờ, nhiều hộ đã tự chế bình tưới nước nhỏ giọt. Nhà chị Thu ở Ba Đình (Hà Nội) lấy bình nhựa được đục lỗ, lắp một chiếc van nhỏ để nước chảy xuống từ từ. Nhờ đó, những ngày nắng và không ở nhà 1-2 ngày, chủ nhà có thể đổ đầy bình nước tưới, giúp đất không bị khô hạn. 2. Đĩa CD để đuổi chim ăn quả Ảnh:  Bùi Thương. Những chiếc đĩa CD bỏ đi giúp cho vườn rau giống nhà chị Bùi Thương (quận Bình Tân, TP HCM) hầu như không bị chim chóc tới quấy rầy. Bình thường, giàn quả chín sẽ thu hút chim sẻ tới đục trái. Khi nắng chiếu vào mặt đĩa sẽ phản xạ những tia sáng hạn chế chim bay vào vườn. 3. Túi nilon bảo vệ quả khỏi ruồi vàng Ảnh:  Lão Nông Phố. Với những người trồng cây ăn trái, ruồi vàng là nỗi ám ảnh. Khi bị ruồi chích, quả sẽ bị chột, ph

Bình Phước: Ca cao không đậu trái do mưa kéo dài

Image
HKM FARM |  Hệ thống tưới nhỏ giọt Nhiều hộ nông dân trồng ca cao ở xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước cho biết, mùa mưa năm nay đến sớm và kéo dài đã khiến nhiều diện tích ca cao ra bông nhưng không đậu trái. Tình trạng này khiến hàng chục nghìn ha   ca cao   trồng xen với vườn điều được xem là mô hình nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân đang bị “đe dọa” thất thu mùa vụ. Ghi nhận tại vườn ca cao trồng dưới tán điều diện tích 2,4ha của ông Phan Văn Tính (ở xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) cũng gặp tình cảnh cả vườn ca cao chỉ lác đác vài quả; còn phần lớn các cây ra bông nhiều nhưng không đậu trái. Ca cao chỉ lác đác quả do mưa kéo dài. Ông Tính cho biết, để có mô hình trồng ca cao xen dưới tán điều gia đình ông vay Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bình Phước gần 40 triệu đồng để mua cây giống ca cao, phân bón đưa vào trồng. Đến nay, vườn cây đã lớn chờ mong ca cao đậu trái để có thu nhập trả lãi ngân hàng. Tuy nhiên, năm nay

Hệ thống tưới nhỏ giọt hỗn hợp

Image

Nhân lực có trình độ - chìa khóa phát triển nông nghiệp chất lượng cao

Image
HKM FARM |   Hệ thống tưới nhỏ giọt  Font Size:      |          Print   Sinh viên Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội thực tập tại phòng thí nghiệm công nghệ sinh học dược học. Ảnh | Hải Thanh Ðầu tư nông nghiệp công nghệ cao nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp đang là xu hướng chung và là chủ trương của Chính phủ. Hiện nhiều doanh nghiệp đã tiến hành đầu tư nông nghiệp bài bản với quy mô lớn. Song, nhân lực có trình độ cho ngành nông nghiệp công nghệ cao đang là bài toán cần được giải đáp. Đỏ mắt tìm người tài Một tin vui cho các bạn sinh viên theo học ngành nông nghiệp khi ra trường là cơ hội việc làm hiện nay rất tốt. Nguyễn Huy Nguyên, sinh viên năm cuối khoa tự động hóa của Trường đại học Nông nghiệp I và nhiều bạn trong khoa của mình vừa bảo vệ xong Đồ án chưa kịp nhận bằng tốt nghiệp đã được tuyển dụng vào một viện nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp với công việc khá bận rộn. Huy Nguyên và các bạn đang là những đối tượng được các đơn vị, do

Đắk Lắk ưu tiên nội lực phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Image
HKM FARM |   Hệ thống tưới nhỏ giọt Tỉnh Đắk Lắk ưu tiên phát triển nội lực và khuyến khích kêu gọi doanh nghiệp mới, hoặc sự liên kết giữa doanh nghiệp địa phương và doanh nghiệp tỉnh ngoài để cùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Ông Bùi Thanh Lam, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk. Với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 1,3 triệu ha, Đắk Lắk là tỉnh có diện tích đất tự nhiên đứng thứ 4 toàn quốc. Địa phương này nằm ở trung tâm Tây Nguyên, trong khu vực quan trọng cho phát triển tam giác ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Diện tích đất nông nghiệp của Đắk Lắk là 1,2 triệu ha, chiếm 88,4% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp (cao su, hồ tiêu, cà phê) và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: bơ, sầu riêng… Để phát huy triệt để nội lực vốn có và tranh thủ những thế mạnh trong kêu gọi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp trong giải phóng mặt bằng, tiếp cận đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trườn