Nông nghiệp công nghệ cao: Chặng đường còn dài

Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp sẽ góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao.
Nông nghiệp công nghệ cao: Chặng đường còn dài
ảnh minh họa
Xung quanh vấn đề này, ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Minh Hiệp, Trưởng ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TPHCM.
PHÓNG VIÊN: - Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đang trở thành một xu thế nhưng khi DN tham gia lại không tránh khỏi những thách thức, ông có thể thêm điều này?
Ông ĐINH MINH HIỆP: - Trước hết phải khẳng định NNCNC là nền nông nghiệp có ứng dụng hàm lượng khoa học công nghệ, ứng dụng các thành tựu công nghệ trong sản xuất để tăng năng suất, chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo một nền nông nghiệp bền vững.
Đó là lý do mà NNCNC rất được Nhà nước quan tâm thông qua những chủ trương, chính sách lớn như: Đề án Phát triển NNCNC đến năm 2020; Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC thuộc Chương trình quốc gia phát triển CNC đến năm 2020.
Tuy nhiên, khi DN tham gia làm NNCNC không tránh khỏi khó khăn và ba cái khó nhất mà nhiều DN hay nhắc tới chính là vốn, đất đai và nhân lực. Trước hết vốn đầu tư ban đầu khi tham gia mô hình NNCNC rất lớn, trong khi việc vay vốn ngân hàng (NH) không hề dễ.
Muốn vay được vốn phải có tài sản thế chấp, trong khi có DN có tài sản nhưng nhiều DN thì không. Nhiều DN chọn cách lấy đầu tư của mình (như đầu tư nhà màng, nhà lưới) để làm thế chấp. Song cách thức này cũng không tránh khỏi những khó khăn, các NH dù hiểu nhà màng, nhà lưới có giá trị cao nhưng chỉ xếp vào loại công trình tạm và thanh khoản thấp.
Bởi nếu người vay không trả được nợ, NH siết nợ cũng không biết bán tài sản cho ai. Do đặc thù như vậy nên NH không nhận tài sản thế chấp này. Còn với gói tín dụng 100.000 tỷ đồng hỗ trợ NNCNC đến nay cũng chỉ có những DN, tập đoàn lớn mới dễ tiếp cận.
Ngoài vốn đất đai cũng quan trọng, vì NNCNC cần diện tích đất lớn mà điều này không phải DN nào cũng dễ dàng có được. Cuối cùng vấn đề nhân lực cũng là một thách thức cần phải tìm cách tháo gỡ. Bởi làm NNCNC cần phải có hiểu biết nhất định và phải tuân thủ kỹ thuật, trong khi nông dân chưa quen tác phong công nghiệp nên rất khó triển khai trên diện rộng. Ngoài ra, việc phân biệt, nhận diện thương hiệu nông sản CNC và nông sản không phải CNC khó khăn. Đây là vấn đề cần quan tâm để cạnh tranh và giá thành bán ra cao hơn.
Những đối tác đến từ Nhật Bản, Israel, Hàn Quốc, Hà Lan… là những đối tác lớn chúng ta đang tiếp cận. Họ đầu tư theo kiểu win-win (hai bên cùng có lợi), hỗ trợ phát triển mảng nông nghiệp dưới dạng cử chuyên gia, hợp tác giữa nhà nước-nhà nước để làm sao chuyển giao cái họ đã làm được ở nước ngoài. Hiện nay số lượng đơn vị mà chúng tôi chuyển giao công nghệ không quá nhiều, đầu tư không quá lớn, nhưng khi thị trường tốt hơn mô hình NNCNC chắc chắn sẽ ngày càng được nhân rộng.
- DN còn vướng nhiều khó khăn, như vậy NNCNC với các hộ nông dân là cả một chặng đường dài gian nan, vậy có giải pháp nào cho vấn đề này, thưa ông? 
- Khó khăn khi triển khai cho hộ nông dân là chắc chắn. Tôi xin phân tích chỉ riêng ở góc độ diện tích đất trồng. Để triển khai công nghệ có hiệu quả tốt, giá trị gia tăng cao phải triển khai trên một quy mô tương đối.
Thí dụ như khi trồng dưa lưới diện tích tối thiểu cũng vào khoảng 1.000m2 để làm nhà lưới, từ đó khấu hao và cho ra sản lượng đáp ứng nhu cầu thu mua của các đầu mối. Tương tự như DN, khi các hộ nông dân muốn đầu tư cũng phải có nguồn vốn lớn.
Trước những thách thức đó giải pháp của chúng tôi là triển khai những kỹ thuật theo mô hình CNC đơn giản nhất, từ đó hướng dẫn người nông dân áp dụng cho năng suất, chất lượng tăng lên. Và khi làm theo cách này không thể gọi là NNCNC, mà chỉ gọi là áp dụng tiến bộ kỹ thuật.
Cũng xin nói thêm, để lan tỏa mô hình NNCNC mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Ban quản lý chúng tôi cũng đang cố gắng hết sức để chuyển giao kỹ thuật. Song để có những vùng sản xuất lớn rất cần vai trò của các DN, các tập đoàn đầu tư vào, vì NNCNC phải gắn với sản xuất lớn, thay đổi phương thức canh tác, góp sức lớn vào phát triển kinh tế xã hội.
Nhìn rộng ra hiện nay có nhiều nhóm ngành trong lĩnh vực nông nghiệp muốn ứng dụng NNCNC vào nuôi, trồng để mang đến năng xuất cao, chất lượng tốt phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ.
Đây là một xu hướng tốt nhưng cần hiểu rõ nguyên tắc, không phải cứ ứng dụng NNCNC mới xuất khẩu được mà quan trọng là làm sao đạt yêu cầu của nhà nhập khẩu. Vì nếu cứ đầu tư quá nhiều sau đó, người sản xuất cũng phải giải thêm nhiều bài toán khác.
- Được biết TPHCM đang có chiến lược nâng tỷ trọng ứng dụng CNC trong nông nghiệp, vậy Ban quản lý Khu NNCNC có những chiến lược gì cho năm 2018 và những năm tiếp theo?
- Đúng là để có thể nâng cao tỷ trọng ứng dụng CNC trong nông nghiệp hiện chúng tôi đang thực hiện hai con đường song song. Thứ nhất, tự nâng cao nội lực thực sự của mình, nghĩa là chính nguồn nhân lực của mình phải tìm tòi, nghiên cứu để khi có kỹ sư nước ngoài vào chuyển giao công nghệ sẽ hấp thu, chọn lọc, từ đó chuyển giao lại cho nông dân, DN để ứng dụng cho phù hợp với điều kiện của nước ta.
Thứ hai, chúng tôi đang đi song hành khi dựa vào nguồn lực bên ngoài. Khi các nhà đầu tư, các đối tác nước ngoài muốn hợp tác chuyển giao công nghệ họ sẽ giới thiệu cho ta nhiều cách tiếp cận mới giúp nâng cao chất lượng, năng suất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo báo: xaluan.vn


Giá mới: 2000­đ
Giá cũ: 3000đ
Giá mới: 550,00­đ
Giá cũ: 800,000đ


Giá mới: 120,000­đ
Giá cũ: 150,000đ
Giá mới: 1,850,000­đ
Giá cũ: 2,350,000đ

Giá mới: 380,000­đ
Giá cũ: 450,000đ

Comments

Popular posts from this blog

Vật tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Máng tưới, giá để cây cũng phải nhập khẩu

DN loay hoay với bộ tiêu chí xác định dự án nông nghiệp công nghệ cao

Xây dựng mô hình 6000m2 trồng cà chua công nghệ cao tại Cẩm Mỹ