Dưa lưới Nhật "made in" Việt Nam cực ngon với công nghệ smart phone
HKM FARM | http://hmkfarm.com/
Với phương châm “Tiết kiệm bằng cách thu thêm giá trị gia tăng, chứ không theo hướng cắt giảm đầu tư”, năm 2015, anh Trang Quốc Dũng hợp tác sản xuất trên diện tích 2,3ha (tại ấp 7, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TPHCM) để đầu tư trồng dưa lưới theo quy trình VietGAP ứng dụng công nghệ cao, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Sau 3 năm, anh Dũng đã khảo nghiệm thành công và thương mại hóa các giống dưa lưới Taki - ruột cam, Taka - ruột xanh, dựa trên tiêu chí chất lượng và độ ngọt phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Các sản phẩm dưa lưới của anh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và hiện đang được hệ thống siêu thị thuộc Tập đoàn TAMASEK của Singapore tiêu thụ.
Việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến là yếu tố giúp anh nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhờ đó mở rộng cánh cửa bước vào thị trường khó tính (Nhật, Hàn Quốc), không bị phụ thuộc vào những thị trường truyền thống giá rẻ và thiếu tính ổn định.
Tính ra, 1ha trồng dưa lưới thu hoạch 3 vụ/năm, sản lượng khoảng 110 tấn, doanh thu 3,3 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 800 triệu đồng/ha/năm.
Anh Dũng hào hứng thông tin về những kế hoạch trong năm 2018: Mở rộng vệ tinh khoảng 3ha - 5ha để chuyển giao khoa học, sản xuất và cung ứng giống, thu mua sản phẩm; khảo nghiệm và đưa ra thị trường thêm 3 giống dưa mới; khảo nghiệm và thương mại hóa các giống rau xà lách ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao để phục vụ bữa ăn an toàn cho người dân.
Những trái dưa lưới to tròn, chất lượng cao trong trang trại. Ảnh: T.L
Anh Trang Quốc Dũng chia sẻ, hoạt động sản xuất dưa lưới tại trang trại của anh được thực hiện và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, các khâu lựa chọn hạt giống, phương pháp gieo trồng tiên tiến - giá thể, bán thủy canh, kiểm soát dinh dưỡng, phòng ngừa cách ly mầm bệnh… đều theo dõi trên phần mềm điều khiển thông minh, thông qua hệ thống theo dõi Smart Phone và dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm.Việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến là yếu tố giúp anh nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhờ đó mở rộng cánh cửa bước vào thị trường khó tính (Nhật, Hàn Quốc), không bị phụ thuộc vào những thị trường truyền thống giá rẻ và thiếu tính ổn định.
Dưa lưới Nhật được trồng tại xã Đông Thạnh. Ảnh: I.T
Theo anh Dũng, chi phí đầu tư ban đầu cho 1.000m² trồng dưa lưới là khoảng 530 triệu đồng, bao gồm nhà màng, thiết bị, giá thể, nhân công… Chi phí đầu tư cho 1 vụ/1.000m² khoảng 75,1 triệu đồng, sản lượng 1 vụ (2,5 tháng) đạt 3,7 tấn dưa lưới, giá bán sỉ tại trang trại 30.000 đồng/kg, doanh thu trên 101 triệu đồng, trừ chi phí thì còn lãi 26,2 triệu đồng/vụ/1.000m².Tính ra, 1ha trồng dưa lưới thu hoạch 3 vụ/năm, sản lượng khoảng 110 tấn, doanh thu 3,3 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 800 triệu đồng/ha/năm.
Anh Dũng hào hứng thông tin về những kế hoạch trong năm 2018: Mở rộng vệ tinh khoảng 3ha - 5ha để chuyển giao khoa học, sản xuất và cung ứng giống, thu mua sản phẩm; khảo nghiệm và đưa ra thị trường thêm 3 giống dưa mới; khảo nghiệm và thương mại hóa các giống rau xà lách ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao để phục vụ bữa ăn an toàn cho người dân.
Theo Đặng Kiệt (Sài Gòn giải phóng)
Comments
Post a Comment