Nông nghiệp công nghệ cao: Hướng đi đột phá của nông nghiệp Bình Dương - Kỳ 3

Kỳ 3: Nâng tầm giá trị nông nghiệp công nghệ cao
 Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) và nông nghiệp đô thị (NNĐT) đóng góp ngày càng quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp của Bình Dương. Sự lan tỏa, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng... được Bình Dương ưu tiên thực hiện.
 Ông Trần Thành Có, người được mệnh danh là “vua cam” ở vùng đất Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên bên trang trại cam của mình. Ảnh: QUỲNH NHIÊN
 Tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
Kế hoạch 388 đề ra với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển mô hình NNĐT, NNCNC và mô hình nhà vườn sinh thái gắn với phát triển du lịch ở khu vực phía Nam của tỉnh. Ở phía Bắc của tỉnh, ngành nông nghiệp tập trung phát triển các vùng chuyên canh cây cao su, cây ăn quả đặc sản, rau an toàn, vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, ứng dụng CNC, gắn với chế biến tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, Bình Dương chú trọng đẩy mạnh phát triển công tác khuyến nông, dịch vụ tư vấn kỹ thuật cho nông dân, ứng dụng cơ giới hóa từ khâu canh tác đến chế biến, bảo quản sau thu hoạch nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Thực hiện Kế hoạch 388, hoạt động sản xuất nông nghiệp của Bình Dương từng bước được đầu tư theo quy mô lớn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đến nay, diện tích ứng dụng CNC trong trồng trọt đạt khoảng 2.483 ha, diện tích sản xuất NNĐT đạt khoảng 130 ha. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có hơn 900 trang trại (TT); chất lượng hoạt động của các TT không ngừng được nâng cao, đều hướng vào sản xuất hàng hóa lớn.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, hiện nay hầu hết TT đều đầu tư sử dụng giống mới; sử dụng hệ thống chuồng lạnh, thiết bị chăn nuôi tự động, đã hạn chế dịch bệnh, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi vàtạo ra nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Ông Lê Việt Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Tiến Hùng, chủ đầu tư Khu NNCNC Tiến Hùng (huyện Bắc Tân Uyên) cho biết, theo quy hoạch, khu này sẽ được xây dựng các hạng mục như khu điều hành nghiên cứu ứng dụng thực nghiệm, trung tâm nghiên cứu phát triển giống gia súc, gia cầm, giống cây nguyên liệu; khu nuôi gà; khu nuôi heo… Hiện Khu NNCNC Tiến Hùng đãthực hiện được 75% dự án được duyệt, với tổng đàn 210.000 con gà đẻ và 87.000 con gà hậu bị; sản lượng bình quân mỗi ngày đạt khoảng 130.000 trứng.
Ông Phạm Mạnh Cường, chủ TT chăn nuôi heo tại xãTân Định, huyện Bắc Tân Uyên cho hay, TT của gia đình ông được xây dựng từ năm 2013. TT được đầu tư quy mô lớn trên diện tích 10 ha với tổng lượng đàn heo bình quân 3.000 - 5.000 con, hàng năm mang lại thu nhập từ 3 - 5 tỷ đồng. Với hình thức chăn nuôi trại lạnh khép kín, ứng dụng CNC, TT được đầu tư theo hướng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), hạn chế được ô nhiễm môi trường, tăng năng suất và chất lượng heo thịt xuất ra thị trường.
Nhiều tiến bộ trong ứng dụng NNCNC
Hiện nay, Bình Dương đãcó nhiều mô hình sản xuất rau trong nhà lưới, sử dụng hệ thống tưới tự động, nhỏ giọt và phun sương tự động theo công nghệ tự động hóa chuyển giao từ Israel, xử lý ra hoa trái vụ, áp dụng VietGAP… Nhờ vậy, mặc dù tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm trong cơ cấu kinh tế của tỉnh nhưng giá trị tuyệt đối vẫn ngày càng tăng. Cụ thể, giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp hiện nay đạt 91 triệu đồng, tăng hơn 54% so với năm 2010.
Ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh: Trong thời gian qua, Bình Dương luôn xác định quá trình tất yếu của việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển NNĐT, NNCNC gắn với công nghiệp chế biến. Vìvậy, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, chủ TT và nông dân đầu tư ứng dụng các công nghệ, quy trình canh tác mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Hy vọng, ngành nông nghiệp tỉnh nhà sẽ tạo nên bước đột phá hơn nữa trong thời gian tới.
Ông Trần Thành Có, người được mệnh danh là “vua cam” ở vùng đất Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên chia sẻ: “Hiếu Liêm có địa hình dốc nhưng không cao, chất dinh dưỡng ở đất rất dồi dào, phù hợp với cây cam. Vì thế khi trồng cam, tôi đãđầu tư hệ thống nước tưới đưa về từng cây, nên muốn xử lý cho cây ra trái bất kỳ tháng nào trong năm theo ý mình đều được. Tôi cũng đang hướng đến phát triển vườn cây cơ giới hóa 100%, không sử dụng nhân công để phun xịt, tưới phân cho cây, đồng thời giảm 50% công vận chuyển sản phẩm thu hoạch và lao động, xây dựng nên sản phẩm trái cây sạch, an toàn. Chính vì thế, nghề trồng cam sành cho gia đình tôi thu lãi vài trăm triệu đồng/ha là chuyện thường. Khoảng 3 năm trở lại đây, với mỗi ha đất trồng cam nghịch vụ, gia đình tôi đãthu lời bạc tỷ”.
Theo ông Nguyễn Tấn Bình, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, ngành nông nghiệp đãtriển khai nhiều chương trình hỗ trợ nông dân sản xuất. Cụ thể, ngành đãhỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây bưởi theo hướng VietGAP; thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển vùng cây ăn trái có múi, chính sách hỗ trợ giữ và phát triển vườn cây ăn quả đặc sản, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng NNĐT, nông nghiệp kỹ thuật cao, nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến… Qua đó đãtạo điều kiện cho nông dân tích cực áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Riêng trong 9 tháng năm 2017, diện tích NNCNC trong trồng trọt của tỉnh tăng 16%, diện tích sản xuất NNĐT tăng 21% so với cùng kỳ năm 2016. Trong sản xuất, tỷ lệ sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao đạt từ 80 - 100%, 100% diện tích cây lâu năm được cơ giới hóa trong khâu chăm sóc...
Ngành nông nghiệp của Bình Dương đang đặt ra mục tiêu đẩy mạnh tái cơ cấu ngành, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng CNC để tăng năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Theo đó, trong lĩnh vực trồng trọt, địa phương sẽ chú trọng việc phát triển vườn cây ăn quả đặc sản ven sông Đồng Nai, sông Sài Gòn gắn với du lịch sinh thái. Đối với vùng cây ăn trái tập trung ở các huyện phía Bắc của tỉnh, sẽ gắn với công nghiệp chế biến. Trong lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh sẽ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng CNC, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Những kết quả đạt được trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật cao vào sản xuất thời gian qua sẽ là đòn bẩy cho quá trình gia tăng giá trị của ngành nông nghiệp địa phương.
Theo báo Bình Dương

Comments

Popular posts from this blog

Vật tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Máng tưới, giá để cây cũng phải nhập khẩu

DN loay hoay với bộ tiêu chí xác định dự án nông nghiệp công nghệ cao

Xây dựng mô hình 6000m2 trồng cà chua công nghệ cao tại Cẩm Mỹ