Kon Tum chuyển diện tích thông kém sang trồng mắc ca và cây ăn quả
HKM FARM | http://hmkfarm.com/
Tỉnh UBND tỉnh Kon Tum có chủ trương chuyển đổi một số diện tích rừng thông trồng sinh trưởng kém để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Kon Plông.
Theo đó, vùng nông nghiệp công nghệ cao Măng Đen (huyện Kon Plông) sẽ có quy mô 10.000 ha; trước mắt, tỉnh Kon Tum lập phương án khai thác khoảng 2.000 ha rừng trồng để tạo quỹ đất thu hút các dự án đầu tư ứng dụng nông nghiệp cao.
UBND tỉnh cũng quyết định thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất và cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Đăng Vinh thuê để phát triển cây mắc ca.
Cụ thể, tỉnh Kon Tum cho chuyển đổi hơn 187 ha rừng sản xuất trồng tại xã Đăk Long huyện Kon Plông; trong đó, diện tích có thông là 91 ha. Đây là diện tích thông sinh trưởng kém, mật độ cây sống chỉ đạt 50% (trung bình mật độ cây sống là 600 cây/ha). Diện tích này đã được tỉa thưa.
Qua khảo sát, diện tích thông trồng trên sinh trưởng rất kém, mặc dù trồng hơn 15 năm nhưng đường kính cây trung bình 18 - 19 cm, số ít 25 cm. Theo hồ sơ thiết kế khai thác gỗ rừng trồng, tổng sản lượng gỗ khi khai thác trắng chỉ đạt hơn 4.000 m3. Giá mỗi m3 hiện bán trên thị trường chỉ gần 900.000 đồng/m3 nhưng khó tiêu thụ.
Qua thực tế, tại vùng dự án số diện tích rừng sản xuất thông trồng chủ yếu ở trên đồi cao, dưới sườn đồi đa số là đất trống, chỉ có cây bụi, một số ít diện tích có thông nhưng mật độ ít, cây nhỏ.
Ông Nguyễn Đức Tuy - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Kon Tum cho biết, diện tích thông trồng trên đã đến thời kỳ khai thác, hiệu quả kinh tế không cao. Đây cũng là khu vực không thuộc quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái của tỉnh Kon Tum.
Tỉnh chủ trương chuyển đổi rừng thông trồng kém hiệu quả sang phát triển các loại cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm cho người dân trong vùng. Dự án trồng cây mắc ca phù hợp với quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phát triển cây mắc ca tại Kon Plông (170 ha).
Nhận đất tháng 6 đến tháng 7/2017, Công ty trách nhiễm Hữu hạn Đăng Vinh có kiến nghị cho phép doanh nghiệp trồng các loại cây khác để cải tạo đất trước khi trồng mắc ca. Theo đó, do đặc thù đất thông nghèo kiệt, đất chua, hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức trung bình nên công ty cần ủ phân, cải tạo đất. Ngoài ra, doanh nghiệp mong muốn trồng xen các loại cây lâu năm đã được trồng trồng thử nghiệm thành công và được dánh giá là phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Kon Plông như Bơ booth, cam, bưởi da xanh….
Theo bà Hà Nguyễn Diễm Hằng - Giám đốc chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn Đăng Vinh tại Kon Tum cho biết, trước khi triển khai dự án, công ty đã khảo sát và kiểm nghiệm đất. Theo các chuyên gia, diện tích trên có thể trồng cây mắc ca nhưng phải cải tạo lại đất. Độ dày của đất phải đảm bảo trên 1 m, mực nước ngầm mùa mưa lớn hơn 1,2 m, độ lẫn sỏi đá dưới 50%...
Trước mắt, công ty có tờ trình đề nghị UBND tỉnh cho phép trồng xen các loại cây ăn trái phù hợp đất này, có sự tư vấn của chuyên gia. Theo đó, tùy từng loại cây ăn trái trồng xen, doanh nghiệp sẽ trồng từ 30 - 50 cây mắc ca/ha. Từ nay đến năm 2021 doanh nghiệp sẽ trồng hết diện tích được giao với có sự đánh giá, giám sát của chuyên gia theo từng giai đoạn.
Ngoài ra, công ty không khai thác trắng hết diện tích sẽ giữ lại một số cây để tạo cảnh quang và chống xói mòn; khi trồng chỉ đào hố, không san ủi mặt bằng.
Trước kiến nghị trên, ông Nguyễn Đức Tuy cho biết, UBND tỉnh ủng hộ chủ trương chuyển đổi cây trồng, cải tạo đất của doanh nghiệp. Đối với những diện tích có độ dốc cao, không thể trồng cây công nghiệp được có thể trồng lại rừng sản xuất hoặc cây gỗ lớn. Diện tích đất nào đảm bảo phù hợp thổ nhưỡng, đất đai, khí hậu cho cây Mắc ca được sẽ trồng.
Tổng mức đầu tư của dự án chuyển đổi hơn 187 ha rừng sản xuất sang trồng mắc ca và các loại cây trồng khác là 48 tỷ đồng.
UBND tỉnh cũng quyết định thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất và cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Đăng Vinh thuê để phát triển cây mắc ca.
Cụ thể, tỉnh Kon Tum cho chuyển đổi hơn 187 ha rừng sản xuất trồng tại xã Đăk Long huyện Kon Plông; trong đó, diện tích có thông là 91 ha. Đây là diện tích thông sinh trưởng kém, mật độ cây sống chỉ đạt 50% (trung bình mật độ cây sống là 600 cây/ha). Diện tích này đã được tỉa thưa.
Qua khảo sát, diện tích thông trồng trên sinh trưởng rất kém, mặc dù trồng hơn 15 năm nhưng đường kính cây trung bình 18 - 19 cm, số ít 25 cm. Theo hồ sơ thiết kế khai thác gỗ rừng trồng, tổng sản lượng gỗ khi khai thác trắng chỉ đạt hơn 4.000 m3. Giá mỗi m3 hiện bán trên thị trường chỉ gần 900.000 đồng/m3 nhưng khó tiêu thụ.
Qua thực tế, tại vùng dự án số diện tích rừng sản xuất thông trồng chủ yếu ở trên đồi cao, dưới sườn đồi đa số là đất trống, chỉ có cây bụi, một số ít diện tích có thông nhưng mật độ ít, cây nhỏ.
Ông Nguyễn Đức Tuy - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Kon Tum cho biết, diện tích thông trồng trên đã đến thời kỳ khai thác, hiệu quả kinh tế không cao. Đây cũng là khu vực không thuộc quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái của tỉnh Kon Tum.
Tỉnh chủ trương chuyển đổi rừng thông trồng kém hiệu quả sang phát triển các loại cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm cho người dân trong vùng. Dự án trồng cây mắc ca phù hợp với quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phát triển cây mắc ca tại Kon Plông (170 ha).
Diện tích thông trồng sinh trưởng rất kém. Ảnh: Cao Nguyên/TTXVN
|
Theo bà Hà Nguyễn Diễm Hằng - Giám đốc chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn Đăng Vinh tại Kon Tum cho biết, trước khi triển khai dự án, công ty đã khảo sát và kiểm nghiệm đất. Theo các chuyên gia, diện tích trên có thể trồng cây mắc ca nhưng phải cải tạo lại đất. Độ dày của đất phải đảm bảo trên 1 m, mực nước ngầm mùa mưa lớn hơn 1,2 m, độ lẫn sỏi đá dưới 50%...
Trước mắt, công ty có tờ trình đề nghị UBND tỉnh cho phép trồng xen các loại cây ăn trái phù hợp đất này, có sự tư vấn của chuyên gia. Theo đó, tùy từng loại cây ăn trái trồng xen, doanh nghiệp sẽ trồng từ 30 - 50 cây mắc ca/ha. Từ nay đến năm 2021 doanh nghiệp sẽ trồng hết diện tích được giao với có sự đánh giá, giám sát của chuyên gia theo từng giai đoạn.
Ngoài ra, công ty không khai thác trắng hết diện tích sẽ giữ lại một số cây để tạo cảnh quang và chống xói mòn; khi trồng chỉ đào hố, không san ủi mặt bằng.
Trước kiến nghị trên, ông Nguyễn Đức Tuy cho biết, UBND tỉnh ủng hộ chủ trương chuyển đổi cây trồng, cải tạo đất của doanh nghiệp. Đối với những diện tích có độ dốc cao, không thể trồng cây công nghiệp được có thể trồng lại rừng sản xuất hoặc cây gỗ lớn. Diện tích đất nào đảm bảo phù hợp thổ nhưỡng, đất đai, khí hậu cho cây Mắc ca được sẽ trồng.
Tổng mức đầu tư của dự án chuyển đổi hơn 187 ha rừng sản xuất sang trồng mắc ca và các loại cây trồng khác là 48 tỷ đồng.
Comments
Post a Comment