Posts

Showing posts from May, 2018

Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm: Cần nhiều giải pháp

Dù mang lại hiệu quả rõ rệt, nhưng việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm trong sản xuất nông nghiệp vẫn gặp không ít khó khăn. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng cho rằng, để mở rộng diện tích tưới tiết kiệm, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay, cần thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt... So với phương pháp tưới truyền thống, áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm bằng kỹ thuật nhỏ giọt, phun mưa, phun sương... kết hợp với tưới phân, các loại cây trồng cạn như cà phê, hồ tiêu, chè, mía, điều… có thể cho năng suất tăng từ 10 đến 50%, giảm chi phí công chăm sóc, tăng thu nhập từ 20 đến 50% và tiết kiệm nước từ 20 đến 40%... Đơn cử, nếu áp dụng công nghệ tưới truyền thống thì 1ha trồng cây chè cần đến 30 giờ tưới, 5 công lao động, 340m3 nước. Nhưng nếu áp dụng công nghệ phun mưa thì chỉ cần 1,5 giờ tưới, 0,25 công lao động, 30m3 nước. Hoặc nếu áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây cà phê thì 1ha cần 17 giờ, 19m3 nước, gần như không cần công lao động; trong khi áp

Mô hình canh tác nông nghiệp thông minh: Nâng cao năng suất cây trồng

Image
Ban Điều phối Dự án Quản lý tổng hợp nguồn nước và phát triển đô thị liên quan đến biến đổi khí hậu Bình Thuận vừa phối hợp với đơn vị tư vấn là Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ tổ chức chuyến tham quan nhằm trao đổi kinh nghiệm cho các cán bộ nông nghiệp, khuyến nông và các hộ nông dân 3 xã Hòa Thắng, Bình Tân và Hồng Phong, huyện Bắc Bình về mô hình canh tác nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Bình Định. Tại đây, đoàn được giới thiệu về các giống cây mới được viện lai tạo, nghiệm thu và đưa vào sản xuất đại trà; tham quan các phòng thí nghiệm như: Phân tích đất, nuôi cấy mô… với các máy móc, thiết bị hiện đại cho độ chính xác cao, tham quan khu trồng thử nghiệm, lai tạo giống mới lựa chọn những gen trội phù hợp với địa phương. Đoàn đã đến tham quan mô hình trồng đậu phộng chịu hạn trên đất cát được các hộ dân tại huyện Phù Cát, Bình Định sử dụng hệ thống tưới phun mưa và giống đậu phộng được Viện thử nghiệm trên vùng đất cát này cho

Thăm vườn rau số 1 tiên phong về quy mô công nghệ cao ở Thái Nguyên

Image
Chắc chắn, trang trại sản xuất nông nghiệp sạch Thái Nguyên (xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ) đang là trang trại hiện đại và có quy mô bậc nhất của tỉnh Thái Nguyên. Vì mới thành lập và chưa hoàn thiện toàn bộ nên ông chủ chỉ khiêm tốn gọi dự án của mình là vườn rau. Nhưng đó là vườn rau số một, vườn rau “khủng”.   Hướng đi bất ngờ Đang là chủ của doanh nghiệp tư nhân Cao Bắc với những gara lớn, uy tín tại Thái Nguyên và Bắc Kạn, năm 2015, ông Hồng Sỹ Hưng bất ngờ đầu tư xây dựng trang trại nông nghiệp. Ông Hồng Sỹ Hưng trong vườn cà chua của trang trại Nguồn cơn được anh chia sẻ, ý tưởng đầu tư xây dựng trang trại nông nghiệp sạch ban đầu chỉ xuất phát từ việc công nhân của doanh nghiệp 2 lần bị ngộ độc do ăn phải thức ăn không đảm bảo ATTP. Sức nóng của vấn đề ATTP cùng với chính sách ưu đãi khi đầu tư, xây dựng trang trại nông nghiệp sạch đã hối thúc doanh nghiệp bắt tay vào thực hiện dự án. Lúc đầu, nhiều người còn hoài nghi tính xác thực của dự án bởi một doa

Mô hình nhà màng, nhà lưới - hướng sản xuất áp dụng công nghệ cao

Image
Khoảng 2 năm trở lại đây, nhiều nông dân trong tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng, nhà lưới sản xuất rau, quả theo hướng an toàn và bước đầu đã phát huy hiệu quả kinh tế cao.   Nhiều mô hình trồng rau công nghệ cao bước đầu đã phát huy được hiệu quả kinh tế Xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao là ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế, trong thời gian tới Nghệ An sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất; tạo điều kiện để doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, khuyến khích phát triển trang trại, gia trại tăng quy mô sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung phát huy lợi thế từng địa phương; tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản.  Đồng thời đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng ca

Những thảm xanh giữa vùng "chảo lửa" Ninh Thuận

Image
(NLĐO) - Ninh Thuận đang đối mặt với hạn hán khốc liệt. Thế nhưng, nhiều cánh đồng, vườn tược ở vùng đất được ví là "tiểu sa mạc" này vẫn xanh tươi nhờ cách làm hay của bà con nông dân Các xã Vĩnh Hải, Nhơn Hải, huyện Ninh Hải là những địa phương thuộc vùng tâm hạn của tỉnh Ninh Thuận. Thế nhưng, "trong cái khó, ló cái khôn" bà con nông dân ở đây đã có những cách làm hay để lấy nước tưới xanh ruộng đồng, vườn tược. Xã Nhơn Hải là "thủ phủ" cây hành tím của Ninh Thuận với gần 190 ha. Hầu hết diện tích cây hành của địa phương sử dụng nguồn nước tưới của hồ Ông Kinh. Do hạn hán liên tục xảy ra, năm nào hồ cũng cạn kiệt nên bà con nông dân đã nghĩ ra cách xây bể, đào ao trải bạc để tưới cho cây hành trong mùa nắng hạn. Nông dân Võ Đăng Hiền cho biết gia đình anh có hơn 3 sào đất chuyên trồng hành. Năm bảy năm trước, cứ vào mùa nắng hạn thì diện tích đất nói trên phải ngừng sản xuất vì thiếu nước. Trong tình cảnh đó, anh Hiền đã vay mượn hơn 50 triệu