Posts

Showing posts from February, 2018

Nông nghiệp công nghệ cao: Chặng đường còn dài

Image
Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp sẽ góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao. ảnh minh họa Xung quanh vấn đề này, ĐTTC đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Minh Hiệp, Trưởng ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TPHCM. PHÓNG VIÊN: -  Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đang trở thành một xu thế nhưng khi DN tham gia lại không tránh khỏi những thách thức, ông có thể thêm điều này? Ông ĐINH MINH HIỆP:  - Trước hết phải khẳng định NNCNC là nền nông nghiệp có ứng dụng hàm lượng khoa học công nghệ, ứng dụng các thành tựu công nghệ trong sản xuất để tăng năng suất, chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo một nền nông nghiệp bền vững. Đó là lý do mà NNCNC rất được Nhà nước quan tâm thông qua những chủ trương, chính sách lớn như: Đề án Phát triển NNCNC đến năm 2020; Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC

Nông nghiệp sạch bị "cản đường" vì nút thắt tín dụng

Image
Để mở rộng quy mô, áp dụng công nghệ mới nhằm phát triển nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao cần phải khơi thông nguồn vốn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của người nông dân... Tuy nhiên, dù TP.HCM đang tạo rất nhiều điều kiện để người nông dân tiếp cận nguồn tín dụng này nhưng về cơ chế vẫn còn những “nút thắt” không dễ tháo gỡ... Ông Nguyễn Thành Đẳng - Phó Giám đốc Ngân hàng NNPTNT (Agribank) huyện Hóc Môn, nhận định: “Thành phố đã có các chính sách “trải hoa hồng” để khuyến khích người nông dân phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo các Quyết định 13/2013, Quyết định 04/2016... Tuy nhiên, thời gian qua, việc tiếp cận nguồn vốn vẫn rất khó khăn, nhất là với các hộ nông dân muốn mở rộng quy mô, áp dụng công nghệ mới”. Vẫn “gặp khó” ở khâu định giá đất, tài sản Dù giữ vai trò chủ lực trên thị trường tín dụng "tam nông" trên địa bàn huyện Hóc Môn với tỷ trọng cho vay lĩnh vực này lên đến 57% tổng dư nợ (khoảng 1.282 tỷ đồng) trong năm

Ngưỡng mộ mô hình trồng rau thủy, khí canh công nghệ cao, lãi 7 - 8 tỷ/ha, năm

Image
Trồng rau theo phương pháp thủy canh, khí canh đang được nhiều nông dân phát triển tại Lâm Đồng. Thực tế sản xuất cho thấy, canh tác trong nông trại công nghệ cao, ngườidân có thể lãi 7 - 8 tỷ đồng/ha/năm… Đầu tư lớn Là một trong những người đầu tiên trồng rau thủy canh, bà Nguyễn Thị Huệ (tổ dân phố Phước Thành, phường 7, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đang sở hữu khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao rộng đến 7ha. Rau thủy canh cho lãi cao nhưng cần thận trọng khi mở rộng diện tích trồng Đến thăm trang trại của bà Huệ, chúng tôi không ngớt trầm trồ bởi quy mô hoành tráng và rất hiện đại. Ở đây, quá nửa diện tích được đầu tư các trang thiết bị hiện đại để sản xuất rau thủy canh, số diện tích còn lại mặc dù nông sản vẫn được trồng dưới mặt đất, nhưng kỹ thuật canh tác rất cao. “Khu vực này là vườn ươm, trên kia là vùng sản xuất rau thủy canh, phía lưng chừng quả đồi trồng cà chua, các loại rau dinh dưỡng cao cấp có xuất xứ từ nước ngoài. Hiện nông trại của tôi có 50 công nhân làm vi

Ngành Nông nghiệp với những kỳ vọng mới

Image
Tiếp nối thành công từ nỗ lực vượt khó trong năm 2017, năm 2018, ngoài việc duy trì đà tăng trưởng về xuất khẩu nông, lâm, thủy sản, ngành Nông nghiệp sẽ đẩy mạnh tái cơ cấu, xây dựng chuỗi sản xuất, đặc biệt là xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao. Điều này đang mở ra thời kỳ mới cho ngành Nông nghiệp trước cơ hội lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0... Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tại Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco. Ảnh: Xuân Phú Tập trung cây, con chủ lực Để đạt mục tiêu 40 tỷ USD giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản mà ngành Nông nghiệp đặt ra, hiện ngành này đang tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi nhằm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, đánh giá lợi thế, tiềm năng để xây dựng cơ cấu sản phẩm của ngành, lĩnh vực và địa phương theo 3 trục: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm cấp tỉnh, thành phố; nhóm đặc sản làng, xã. Qua đó, xây dựng giải pháp chỉ đạo

Nông nghiệp Hà Nội quyết đi nhanh như "tên lửa" bằng công nghệ cao

Image
Trong những năm qua, sự phát triển của các mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Thủ đô chưa như kỳ vọng. Do vậy, năm 2018, Hà Nội xác định “đặt công nghệ cao lên bệ phóng” để đưa nông nghiệp bứt phá, cán mốc tăng trưởng 2,5%. Điểm nhấn 105 mô hình Lãnh đạo thành phố và ngành nông nghiệp Hà Nội đều xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC) là xu thế tất yếu trong bối cảnh diện tích đất canh tác giảm dần và điều kiện thời tiết, khí hậu ngày càng khắc nghiệt, cực đoan. Đồng thời, đây cũng là giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nông sản và giá trị sản xuất nông nghiệp. Do đó, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC là một trong những vấn đề được thành phố quan tâm chỉ đạo suốt thời gian qua.   Đoàn công tác TP.Hà Nội thăm khu sản xuất nấm của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao. M.Đ Từ năm 2013 đến nay, thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể góp phần chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từng bước hình thành và phát tri