Hồi sinh vùng ‘đất khát’

Từ một mảnh đất cằn cỗi với những gốc sắn, ngọn khoai, nay vùng đất Gò Giảng (thôn Dương Lâm 2, xã Hòa Phong, H. Hòa Vang, Đà Nẵng) đã khoe sắc các loài hoa. Gặp chúng tôi, nhiều cư dân địa phương cho biết, từ khi có dự án trồng hoa, chính quyền các cấp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc trồng hoa, bà con phấn khởi lắm.
Anh Lịnh tất bật ngày đêm chăm sóc vườn cúc cho kịp vụ Tết.
Anh Lịnh tất bật ngày đêm chăm sóc vườn cúc cho kịp vụ Tết.
Được biết, trước năm 2014, do không chủ động nguồn nước, hơn 9ha đất ở Gò Giảng chỉ được người dân canh tác gần 6ha sắn và khoai, số diện tích còn lại bỏ hoang vì thiếu nguồn
Tuy nhiên, phát triển kinh tế theo hướng nào để xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no cho người dân luôn là nỗi trăn trở của Đảng bộ các cấp và chính quyền địa phương. Mong muốn là vậy, nhưng con đường tìm tòi thử nghiệm không dễ gì. Biết bao nhiêu dự án, chương trình, tiền của, công sức, mồ hôi đổ vào mà gặt hái cũng không được bao nhiêu, có khi thất bại. Song, nếu sợ thất bại không thử nghiệm thì khó có sự thay đổi. Gò Giảng mãi vẫn chỉ là vùng đất cằn cỗi, đói và nghèo đeo đẳng người dân mãi không thôi. Vùng đất mà chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn, người dân chỉ trông chờ vào luống khoai, cây sắn...
Có thể nói sau một thời gian dài trăn trở, thử nghiệm, cuối cùng bài toán xóa nghèo cho vùng "đất khát" này dần có lời giải. Trong quá trình triển khai xây dựng chương trình nông thôn mới, Gò Giảng được UBND huyện hỗ trợ kinh phí cải tạo vườn tạp, dồn điền đổi thửa để thực hiện dự án trồng hoa với diện tích ban đầu gần 2ha. Ngoài việc mở đường bê-tông dài hơn 700m, rộng 3,5m từ Gò Giảng ra tuyến ĐH4 phục vụ việc đi lại, sản xuất, huyện còn kéo hệ thống điện chiếu sáng, hỗ trợ nhân dân đào giếng khơi, giếng bơm phục vụ trồng hoa... Tập trung cho dự án trồng hoa trên vùng đất khô cằn, các cấp chính quyền ở huyện, xã đã mời các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp về phân tích chất đất để bảo đảm chắc chắn trước người dân trồng hoa sẽ cải thiện được nguồn thu nhập. "Khi nghe lãnh đạo huyện, xã "đánh cược" với người dân về sự thành công của dự án. Chúng tôi còn hoài nghi, nhưng bây giờ thì thấy "sướng" rồi vì những lời "đánh cược" năm xưa của lãnh đạo đã trở thành hiện thực" - ông Trần Văn Hơn tiếp tục .
Mô hình hoa ứng dụng công nghệ cao của anh Hùng khoe sắc.
Căn cứ để khẳng định kết quả này chính là "bức tranh" tràn đầy sức sống ở Gò Giảng hôm nay. Mô hình hoa ứng dụng công nghệ cao của anh Phạm Văn Hùng được đầu tư gần 700 triệu đồng, trong đó huyện quan tâm, hỗ trợ 175 triệu đồng để anh có điều kiện làm nhà lưới, hệ thống tưới nhỏ giọt và du nhập các giống hoa mới. Trong tổng số 5 ngàn chậu hoa treo, gia đình anh Hùng mới vừa xuất bán 2 ngàn chậu, thu về 70 triệu đồng, lãi ròng 25 triệu đồng. Năm nay, ngoài trồng các loài cúc kim, vạn thọ truyền thống, nhiều người còn mạnh dạn đầu tư cả ngàn chậu ly ly có giá trị cao; vườn cúc đại đóa, cúc pha lê đa dạng kích cỡ với số lượng gần 5 ngàn chậu của anh Ngô Phương Lịnh và người thân... Theo anh Lịnh, thông thường nghề "nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng" thì nghề trồng hoa phải ăn cơm... chạy! Tiền không nói mà tốn công quá nhiều, ngoài việc thuê lao động phụ giúp, suốt ngày người trồng hoa phải tối mặt tối mũi ở ngoài vườn. Số tiền lãi thu được tính ra nhiều hơn so với những việc khác mà anh đã từng làm. Song, điều quan trọng trong anh là người trồng hoa phải đi sâu tìm hiểu thực tế, học hỏi và kinh nghiệm. Làm gì cũng phải có quyết tâm, phải biết yêu quý một nghề, đừng có kiểu "đứng núi này trông núi nọ" mà hỏng hết cơ sự.
Công việc trồng hoa đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần cù, chịu khó và không thiếu sự vất vả. Nhưng vì giá trị kinh tế mang lại từ trồng hoa và để cho ngày tết của mỗi nhà thêm hương vị, nông dân Gò Giảng vẫn cứ miệt mài với công việc của mình. Họ tin, dù thời tiết có khắc nghiệt đến đâu thì tết này vẫn có hoa để cung cấp cho thị trường, đồng thời gia đình họ sẽ có khoản thu nhập xứng đáng để vui xuân, đón tết.

Theo báo: xaluan.com

Comments

Popular posts from this blog

Nâng cao giá trị cà phê Việt

Quả sâm sữa Trung Quốc 'cháy hàng': Chủ vườn Việt thắc mắc

Bỏ lương 20 triệu, liều cầm nhà vay tiền trồng lan, lãi hơn 2 tỷ/năm