Skip to main content

Bình Dương: Đưa khoa học - công nghệ đến với người dân

Những năm qua, ngành khoa học và công nghệ tỉnh Bình Dương đã tích cực triển khai các đề tài, nghiên cứu khoa học - công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở. Qua đó đã từng bước nâng cao hiệu quả áp dụng khoa học- công nghệ vào thực tiễn, giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh…

Đó là các đề tài, dự án mang lại hiệu quả tốt và phù hợp với thực tiễn ở cơ sở như Dự án “Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh tại Trung tâm Y tế Phú Giáo”; Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh tăng hiệu quả sản xuất cây ổi lê Đài Loan ở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương”; mô hình “trồng ớt lấy hạt giống trong chậu ứng dụng công nghệ nhà màn tự động và hệ thống tưới nước nhỏ giọt theo công nghệ Israel” ở huyện Bắc Tân Uyên.v.v…
Theo ông Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bình Dương, thời gian qua nhiều đề tài, dự án khoa học- công nghệ của tỉnh đã được triển khai, ứng dụng trong thực tế và đã phát huy hiệu quả. Chẳng hạn trong lĩnh vực nông nghiệp, sở đã chuyển giao quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho các địa phương, từ đó từng bước hình thành sản xuất nông nghiệp sạch, góp phần nâng cao nhãn hiệu nông sản của tỉnh nhà và giúp người dân có nguồn thu ổn định.
Ứng dụng khoa học- công nghệ vào chăn nuôi lợn thịt ở Bình Dương.
(Ảnh: NA)
Đồng thời, các địa phương trong tỉnh này cũng từng bước đẩy mạnh công tác nghiên cứu, áp dụng khoa hoc- công nghệ phù hợp với tình hình của địa phương.Các địa phương đã từng bước xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, các trang trại chăn nuôi tập trung áp dụng phương pháp, kỹ thuật mới và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài việc tập trung xây dựng các đề tài, dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp theo kế hoạch và tiếp tục duy trì các mô hình đã có, các địa phương của Bình Dương cũng đẩy mạnh triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ theo quy mô vừa và nhỏ gắn với tổ hợp tác, hộ gia đình.
Với việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa hoc- công nghệ vào sản xuất, tình hình nông nghiệp của các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có những bước phát triển. Nhiều mô hình trình diễn nông nghiệp được triển khai thực hiện như trồng các loại cây trong nhà lưới, hệ thống tưới cải tiến (tự động, nhỏ giọt, phun sương)... điều này đã tạo được một diện mạo mới cho sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Cụ thể như tại huyện Bắc Tân Uyên, với đặc điểm của huyện có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, huyện đã không ngừng đổi mới và phát huy hiệu quả hoạt động khoa hoc- công nghệ. Thông qua việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa hoc- công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần tạo ra nông sản có chất lượng tốt, năng suất cao, nâng cao sức cạnh tranh như ứng dụng tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp sạch (VietGap) vào thâm canh cây bưởi ở xã Hiếu Liêm; xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cam, bưởi Bắc Tân Uyên…
Hay như ở huyện Bàu Bàng, huyện Phú Giáo cũng đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa hoc- công nghệ vào sản xuất.Ở các địa phương này, nhiều hộ đã ứng dụng khoa học- công nghệ vào chăn nuôi, trồng trọt, với hệ thống chuồng trại được đầu tư thiết bị hiện đại như máng ăn, máng uống tự động, đầu tư công nghệ sau thu hoạch, hệ thống nhà lưới thủy canh, hệ thống tưới phun sương tự động… theo tiêu chuẩn VietGap.
Thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị và nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến trong thời gian qua đã góp phần xây dựng và phát triển nền nông nghiệp của tỉnh.
Xác định được tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông nghiệp, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng khoa học - công nghệ theo hướng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ và nâng cao giá trị nông sản.
Từ hiệu quả của việc ứng dụng khoa học- công nghệ vào sản xuất nông nghiệp mang lại, lãnh đạo các địa phương trong tỉnh cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành để có những giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; thực hiện sản xuất gắn với chế biến và nhu cầu thị trường. Các địa phương cũng sẽ vận động nông dân có điều kiện chuyển đổi các loại cây trồng kém chất lượng sang đầu tư theo mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm tạo động lực cho ngành nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững .
Cũng theo ông Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bình Dương, thực hiện định hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2017 và giai đoạn 2016-2020, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương đã nhận được 45 nhiệm vụ khoa học – công nghệ được đề xuất. Qua tư vấn xác định nhiệm vụ của các hội đồng tư vấn, Sở Khoa học và Công nghệ đề nghị thực hiện 12 nhiệm vụ. Những nhiệm vụ này đã có văn bản đề xuất đặt hàng và cam kết triển khai ứng dụng sau khi nhiệm vụ được nghiệm thu. Trên cơ sở đó, sở đang triển khai các đề tài do địa phương đề xuất và chuyển giao cho địa phương, như đề tài chuyển giao và thực nghiệm xử lý bèo lục bình làm mùn hữu cơ, làm biogas và trồng nấm rơm trên địa bàn tỉnh; xây dựng mô hình quản lý tổng hợp cây hồ tiêu tại huyện Phú Giáo…/..
Theo báo dangcongsan.vn

Comments

Popular posts from this blog

Nâng cao giá trị cà phê Việt

Quả sâm sữa Trung Quốc 'cháy hàng': Chủ vườn Việt thắc mắc

Bỏ lương 20 triệu, liều cầm nhà vay tiền trồng lan, lãi hơn 2 tỷ/năm