Skip to main content

Lâm Đồng triển khai mô hình nông nghiệp hữu cơ cho hoa và rau quả

Lâm Đồng sẽ dẫn đầu trong việc xây dựng và triển khai mô hình nông nghiệp hữu cơ áp dụng cho hoa và rau quả.

Nhân rộng mô hình nông nghiệp hữu cơ
Ông Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhận định, hầu hết các quốc gia muốn tiến lên nền công nghiệp hoá, hiện đại đều phải trải qua từ phát triển nông nghiệp để đi lên. Với những thói quen từ ngàn xưa, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào đất. Song thời gian gần đây, để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao về lương thực, sản xuất nông nghiệp phải tăng cường sử dụng từ phân bón để cho ra sản lượng cao hơn và hiệu quả hơn.  
Trên thực tế ở Việt Nam, trong 20 năm qua, sản xuất trong nước và nhập khẩu trên 155.000.000 tấn phân bón các loại. Trong đó bước đầu phát triển phân bón công nghệ cao như: Công nghệ cao của Mỹ từ chế phẩm Agrotain nhằm ngăn chặn quá trình biến đổi H2 thành H3 hoặc N2 góp phần giảm thất thoát N, sản xuất phân hữu cơ áp dụng công nghệ cao theo qui trình lên men ủ háo khí trên cơ sở đa chủng vi sinh vật, công nghệ Hitech, sản xuất phân bón ứng dụng công nghệ nano, công nghệ tế bào gốc, công nghệ enzyme, công nghệ tháp cao, công nghệ sinh học và công nghệ phân tử...
Khách thăm quan vườn Dâu tây ược áp dụng nông nghiệp hữu cơ
Khách thăm quan vườn Dâu tây ược áp dụng nông nghiệp hữu cơ
Cũng theo ông Phạm S, Lâm Đồng là tỉnh đứng đầu trong phát triển cây nông nghiệp, theo đó hướng đến năm 2020 Lâm Đồng sẽ phấn đấu là tỉnh đứng đầu trong việc ứng dụng nông nghiệp côngng nghệ cao, phân hữu cơ. Hiện tại Lâm Đồng đã hình thành và đang triển khai mô hình nông nghiệp hữu cơ được gần 100ha, áp dụng cho hoa, rau, quả và đang tiếp tục nhân rộng mô hình để sản phẩm đạt hiệu quả hơn theo tiêu chuẩn sạch, năng suất cao để cung cấp cho thị trường trong nước và nước ngoài.
Hoa được trồng áp dụng nông nghiệp hữu cơ
Hoa Cẩm Tú Cầu trồng áp dụng nông nghiệp hữu cơ
Ông Bùi Sinh -  Chuyên gia Mỹ cho rằng: Lâm Đồng rất thuận lợi trong việc trồng hoa, rau, củ, quả áp dụng phân hữu cơ. Nếu được sự ủng hộ của DN, người dân và các cơ quan ban ngành tỉnh Lâm Đồng, ông sẵn sàng hướng các DN và người dân sử dụng phân hữu cơ theo công nghệ Mỹ để năng suất và chất lượng rau, củ, quả…đạt chất lượng cao hơn, sạch hơn hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài. Cũng theo ông Sinh, phân bón công nghệ cao là loại phân bón được các nhà khoa học nghiên cứu công nghệ sản xuất phân bón, ứng dụng thích hợp sinh lý của từng loại cây trồng và thích hợp lý hóa của thảm đất để khi bón nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, việc sản phẩm đầu ra sẽ không đáng lo ngại về nguồn gốc xuất xứ và ATVSTP. 
Ông Sinh chia sẻ, ông sẵn sàng thu mua và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người nông dân và cam kết các tiêu chuẩn về kỹ thuật, đảm bảo chất lượng để đủ điều kiện xuất khẩu ra nước ngoài. "Và khi Lâm Đồng áp dụng trồng cây nông nghiệp với phân hưu cơ sẽ góp phần đưa ngành nông nghiệp Lâm Đồng trở thành tỉnh sản xuất nông nhiệp sạch đứng đầu trong cả nước và vươn ra nước ngoài" – ông Sinh nói.
Khu du lịch kết hợp nông nghiệp hữu cơ
Khu du lịch kết hợp nông nghiệp
Kết hợp 3 trong 1
Ông Nguyễn Phước Đông – Tổng Giám đốc, Công ty TNHH Hiệp Phú cho biết: Trong xu hướng nền nông nghiệp đang phát triển theo hướng nông nghiệp sạch, sử dụng phân hữu cơ vừa an toàn, vừa cho ra năng suất cao đang được một số DN và các hộ nông dân thực sự quan tâm và áp dụng một cách đúng mức. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ nông dân vẫn đang chạy theo thành tích về số lượng dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao, người tiêu dùng còn nghi ngờ về xuất xứ và độ an toàn của sản phẩm. Do đó, hiện nay Hiệp Phú đang sử dụng khoảng 72ha để áp dụng mô hình 3 trong 1, bao gồm: rau, hoa, củ quả, cà phê hoàn toàn sử dụng bằng phân hữu cơ; cá, heo đều là sản phẩm từ rau sạch và được sản xuất tại chỗ, và cuối cùng là khu nghỉ dưỡng kết hợp với nông nghiệp sạch được khép kín để phục vụ cho khách du lịch khi tới đây. Cũng theo ông Đông, trong xu hướng và nhu cầu ngày càng cao của người dân về ATVSTP, đặc biệt là khách du lịch, với tâm lý khi đi chơi muốn khám phá và tận mắt thấy các sản phẩm được nuôi, trồng áp dụng công nghệ sạch, an toàn và được thưởng thức sản phẩm tại chỗ mà không phải lo ngại về ATVSTP.

Khách du lịch thăm quan vườn Dâu tây
Bí khổng lồ (Mỹ) được áp dụng nông nghiệp hữu cơ
Ông Vương Đình Phi – Chủ trang trại NutriFarm, Đà Lạt cho biết: Hiện tại ông đang sử dụng khoảng 5000m2 đất để trồng rau quả, trong đó cây chủ lực là Dâu tây và được áp dụng trồng hoàn toàn bằng phân hữu cơ. Việc áp dụng trồng rau, quả bằng phân hữu cơ đang tạo điều kiện cho gia đình ông thu nhập ở mức khá. Bình quân đầu tư 1000m2 đất trồng Dâu tây có thể cho ra 300kg quả, với giá dao động khoảng 200 – 300 nghìn/kg, tùy theo kích thước và chất lượng quả. Bên cạnh việc trồng Dâu tây, trang trại của ông Phi còn trồng thêm Bí khổng lồ, một giống Bí được nhập khẩu từ Mỹ về áp dụng trồng tại Việt Nam với phân hữu cơ cũng đang được ông nhân rộng mô hình. Cũng theo ông Phi, việc áp dụng trồng rau, quả với phân hữu cơ là theo hướng sản phẩm sạch để phục vụ cho du khách du lịch tới thăm quan và hái tại vườn. Đây là xu hướng mà người dân Đà Lạt đang hướng tới và nhân rộng để phát triển nông nghiệp sạch gắn kết với du lịc tại Lâm Đồng. Tuy nhiên, để thực hiện theo mô hình này người nông dân cũng phải đầu tư chi phí tương đối lớn, bao gồm: nhà lồng, hệ thống tưới tiêu, phân bón, giống…bình quân 1000m2 thì chi phí tương đương khoảng 1 tỷ đồng – ông Phi cho biết thêm.
Bí khổng lồ (Mỹ) được áp dụng nông nghiệp hữu cơ
Bí khổng lồ (Mỹ) được áp dụng nông nghiệp hữu cơ
Ngân hàng không thiếu vốn
Ông Nguyễn Xuân Hòa – Giám đốc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Lâm Đồng cho rằng: Vốn không phải là vấn đề khó đối với các tổ chức tín dụng,  thanh khoản của ngân hàng hiện nay khá tốt và sẵn sàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp và nông dân để đầu tư vào nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp sạch (rau, quả sạch áp dụng trồng phân hữu cơ).
Tính đến thời điểm hiện tại, Agribank Lâm Đồng đã hỗ trợ vốn cho nông nghiệp với dư nợ đạt 1.700 tỷ đồng, hỗ trợ theo Nghị quyết 30 (Nông nghiệp công nghệ cao) đạt 190 tỷ đồng. Với con số đầu tư cho nông nghiệp như vậy là không hề nhỏ, tuy nhiên việc cấp vốn đầu tư cho nông nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều rào cản về các thủ tục, hồ sơ pháp lý dẫn đến việc giải ngân chậm, cụ thể: gói 100 nghìn tỷ hỗ trợ cho nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi khắt khe về trình tự, thủ tục, giấy chứng nhận và nhiều điều khoản yêu cầu DN phải đảm bảo trong hồ sơ vay vốn.
Trước tình hình này, DN và người dân cần phải xem lại suất đầu tư theo hướng nào để hiệu quả. Không có vốn ngân hàng thì việc đầu tư của DN và người dân theo mô hình nông nghiệp sạch sẽ không thể thực hiện được.
Cũng theo ông Hòa, vừa qua, ngân hàng đã có kiến nghị với các cơ quan ban ngành là: cần phải xác định rõ và quy chuẩn thế nào là nhà lưới, nhà  kính để cấp giấy chứng nhận. Trên cơ sở đó ngân hàng mới dựa vào tài sản đảm bảo để cho vay. Bởi, việc cung cấp vốn đề đầu tư cho nông nghiệp với rủi ro là rất cao. Vì vậy, các nhà cung cấp thiết bị nhà lồng, nhà kính và các DN bảo hiểm có thể tham gia cùng nhau ký kết để chia sẻ với người dân về rủi ro sẽ rất giá trị.
Theo báo Lâm Đồng

Comments

Popular posts from this blog

Nâng cao giá trị cà phê Việt

Quả sâm sữa Trung Quốc 'cháy hàng': Chủ vườn Việt thắc mắc

Bỏ lương 20 triệu, liều cầm nhà vay tiền trồng lan, lãi hơn 2 tỷ/năm